Cập nhật những xu hướng xây dựng nhà máy công nghiệp 2024 mà các nhà đầu tư cần nắm rõ khi xây dựng nhà máy tại Việt Nam: xây dựng nhà máy nhiều tầng, xây dựng module, sử dụng vật liệu xanh, sàn không dầm…
Xây dựng nhà máy nhiều tầng
SSI Research dự báo giá thuê đất tại các KCN năm 2024 sẽ tăng bình quân 15,5% so với năm 2023. Cùng với vấn đề quỹ đất có hạn, nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy cao khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đất xây dựng nhà máy cũng như tốn nhiều chi phí để thuê mặt bằng phù hợp. Do đó nhà máy nhiều tầng là một giải pháp tối ưu dần trở thành xu hướng xây dựng nhà máy công nghiệp được ưa chuộng.
Xây dựng nhà máy nhiều tầng có nhiều ưu điểm vượt trội như tối ưu mặt bằng, không gian nhà máy; tiết kiệm chi phí thuê đất và thời gian di chuyển hàng hóa trong nhà máy. Tuy nhiên, nhà xưởng nhiều tầng đòi hỏi phần móng phải kiên cố, chịu tải
trọng tốt, chống rung ổn định cũng như phương án vận chuyển máy móc và nguyên vật liệu từ tầng 1 lên tầng 2 phù hợp.
Xây dựng module giúp tối ưu thời gian thi công
Xây dựng nhà máy công nghiệp theo phương pháp xây dựng module thường có tiến độ nhanh hơn so với biện pháp thi công truyền thống. Đối với xây dựng module, các cấu kiện như tường, sàn, trần sẽ được thi công hoàn chỉnh sau đó vận chuyển đến công trình để lắp ráp. Việc này diễn ra đồng thời với việc chuẩn bị mặt bằng giúp nhà máy tiết kiệm thời gian thi công và sớm đi vào vận hành sản xuất.
Sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng
Đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiếu nguyên vật liệu ngày càng gia tăng, sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng trở thành vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và chú trọng. Tại Việt Nam sử dụng vật liệu xanh, vật liệu bền vững trong xây dựng trở thành xu hướng tất yếu được nhà nước khuyến khích và thúc đẩy, hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm
2050.
Một số vật liệu xanh được sử dụng phổ biến hiện nay như gạch không nung, xi măng xanh, bê tông xanh… đây đều là những vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, dư thừa từ sản xuất công nghiệp như xỉ than, tro bay vô cùng thân thiện với môi trường.
Xu hướng xây dựng nhà máy sử dụng sàn không dầm
Sàn không dầm có thiết kế có thể vượt nhịp lớn, không cần dầm, chịu tải trọng tốt, ít cột giúp doanh nghiệp tối ưu về chiều cao thông thủy, đang dần trở thành một xu hướng xây dựng nhà máy công nghiệp phổ biến. Do sàn không có dầm nên khi thi
công ván khuôn coppha sẽ nhanh hơn, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy. Tại Việt Nam một số công nghệ sàn không dầm được ứng dụng phải kể đến như sàn dự ứng lực, sàn rỗng, sàn Nevo…
Xu hướng xây dựng nhà máy với vật liệu chuyên biệt cho từng ngành sản xuất
Sự phát triển của công nghệ thiết kế cũng như các vật liệu mới cho phép nhà đầu tư lựa chọn các biện pháp thi công chuyên biệt cho ngành sản xuất hoặc quy mô nhà máy của mình, phù hợp cả về yêu cầu công năng, chi phí đầu tư và độ bền.
Ví dụ, tại các nhà máy có lối đi hẹp, sử dụng robot, máy móc tự động hóa xe nâng forklift để vận chuyển hàng hóa, hoặc các nhà máy sản xuất đặc thù, việc sử dụng công nghệ sàn phẳng, sàn siêu phẳng là bắt buộc để đảm bảo các thiết bị vận hành chính xác và hiệu quả.
Đối với các nhà máy thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử, sàn nhà xưởng và khu vực sản xuất có yêu cầu khắt khe về chống tĩnh điện. Sử dụng gạch vinyl chống tĩnh điện là một trong những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Không chỉ có khả năng chống tĩnh điện tốt, gạch vinyl còn có khả năng chống cháy, ít bám bụi, dễ dàng lắp đặt và thi công, có độ bền và tuổi thọ cao.