Nhà xưởng nhiều tầng, đặc biệt là nhà xưởng hai tầng đang là xu thế trong xây dựng công nghiệp hiện nay, là giải pháp tiết kiệm chi phí và tối ưu quỹ đất công nghiệp hiệu quả.
Xu thế nhà xưởng hai tầng
Khi mà quỹ đất công nghiệp ngày càng hạn hẹp, giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây, mô hình nhà xưởng nhiều tầng được coi là một trong những giải pháp thông minh, giúp tận dụng tối đa mặt bằng, tối ưu nhiều chi phí.
Ngoài ra, thay đổi về luật xây dựng những năm gần đây cũng gỡ “nút thắt” cho nhà đầu tư trong vấn đề quy hoạch nhà xưởng nhiều tầng. Quy chuẩn 01:2021/BXD quy định, mật độ xây dựng thuần của lô đất xây dựng nhà máy có thể lên đến 70%, không phụ thuộc vào diện tích hay chiều cao công trình. Với việc định nghĩa lại mật độ xây dựng thuần cũng như mật độ xây dựng không phụ thuộc vào chiều cao công trình, nhà đầu tư có thể tận dụng được tối đa quỹ đất bằng cách nâng số sàn xây dựng.
Trong các loại hình nhà xưởng cao tầng thì nhà xưởng hai tầng vẫn chiếm phổ biến. Một số khu công nghiệp chỉ cho phép nhà máy xây dựng từ 1-2 tầng. Đối với tòa hành chính thì có thể cao 2-3 tầng hoặc hơn tùy khu công nghiệp cụ thể.
Xu hướng nhà xưởng 1 tầng chờ lên tầng 2
Nhà xưởng 2 tầng có nhiều ưu điểm về tối ưu diện tích và không gian, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn ngân sách cho việc xây dựng. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn giải pháp xây dựng nhà xưởng 1 tầng chờ lên tầng 2, giảm chi phí đầu tư khi mở rộng sản xuất sau này.
► Các mô hình phổ biến cho nhà xưởng 1 tầng chờ lên tầng 2:
• Mô hình 1:
Giai đoạn 1: xây dựng nhà xưởng 1 tầng với kiến trúc mái phù hợp.
Giai đoạn 2: xây dựng tầng 2 của nhà xưởng chồng lên tầng 1.
• Mô hình 2:
Giai đoạn 1: xây dựng nhà xưởng 1 tầng với chiều cao lên đến tầng 2.
Giai đoạn 2: thi công hệ thống cột nâng đỡ và sàn tầng 2.
Khi xây dựng nhà xưởng 1 tầng chờ lên tầng 2, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý phương án nền móng và kết cấu chắc chắn của nhà xưởng ngay từ giai đoạn đầu. Hệ kết cấu móng, cọc, cột, dầm của tầng 1 phải được tính toán cẩn thận, đảm bảo không chỉ chịu tải trọng của tầng 2 mà còn cả hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất của tầng 1 và tầng 2 nhà máy.
Thi công hệ thống móng cọc cho cụm nhà xưởng 2 tầng tại nhà máy thông minh Power Plus Technology tại KCN Quế Võ III, Bắc Ninh, do NHÀ VIỆT PMC là Tổng thầu Design – Build và cung cấp giải pháp nhà máy thông minh.
Một số loại nhà xưởng hai tầng phổ biến
1. Nhà xưởng 2 tầng kết cấu bê tông cốt thép toàn khối
Loại mô hình này sử dụng nguyên liệu chính là bê tông và cốt thép cho cả sàn và mái.
• Ưu điểm:
+ Nhờ tính không cháy và hệ số dẫn nhiệt độ không cao, cấu kiện bê tông cốt thép có thể đáp ứng mọi quy định về PCCC.
+ Cấu kiện bê tông cốt thép có thể thực hiện tốt hai chức năng ngăn cháy và chịu lực tốt.
• Nhược điểm:
+ Quy trình thi công phức tạp, yêu cầu khắt khe về số lượng và kích thước móng, cọc, do đó, mất nhiều chi phí thi công cũng như thời gian xây dựng.
+ Do khả năng vượt nhịp của cấu kiện bê tông kém, số lượng cột cần thi công khác nhiều, gây ảnh hưởng đến không gian sản xuất trong nhà máy.
2. Nhà xưởng 2 tầng bê tông cốt thép sử dụng mái kết cấu thép
Đây là mô hình nhà xưởng 2 tầng hiện đại, đẹp và tối ưu chi phí. Cột, móng, dầm, sàn tầng được làm bằng bê tông cốt thép. Kết cấu bao che sử dụng kèo thép mái tôn.
• Ưu điểm:
+ Khả năng chịu tải tốt.
+ Kèo mái kết cấu thép có tải trọng nhẹ, do đó không cần nhiều cột, không gian sử dụng trong nhà máy sẽ được rộng rãi hơn.
+ Tiết kiệm được thời gian thi công mái, tối ưu một phần chi phí thi công.
• Nhược điểm:
+ Vẫn phải thi công sàn bê tông cốt thép với quy trình phức tạp từ lắp đặt coppha, cốt thép, cột chống…
+ Để đảm bảo an toàn PCCC và nghiệm thu công trình, nhà xưởng bê tông sử dụng mái kết cấu thép cần thi công sơn chống cháy một số cấu kiện như kèo mái, cột thép tầng 2, … đạt yêu cầu PCCC.
3. Nhà xưởng 2 tầng sàn thép liên hợp bê tông và tôn (sàn deck)
Sàn deck là tấm sàn tôn thép được gia công định hình để thay cốp-pha khi đổ bê tông. Đây là mô hình nhà xưởng 2 tầng có ứng dụng tốt nhất hiện nay, khi khắc phục hầu hết các nhược điểm về tiến độ thi công, tối ưu chi phí của các mô hình khác.
• Ưu điểm:
+ Việc sử dụng hệ sàn này giúp đẩy nhanh tiến độ thi công vì đã bớt đi được một số công đoạn so với giải pháp sử dụng dầm sàn truyền thống như tháo lắp cốp-pha cột chống, lắp đặt cốt thép cho sàn…
+ Tối ưu chi phí thi công, tiết kiệm chi phí ván khuôn, cây chống…
+ Trong nhiều trường hợp, phương pháp này làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân của sàn, do những sóng dương của sàn Deck lồi lên trên và dưới thường sẽ không chứa bê tông, dẫn tới có thể giảm tải cho móng.
• Nhược điểm:
+ Với những công trình yêu cầu hệ dầm phức tạp, muốn sử dụng sàn deck phải mất công xử lý, vừa khó khăn lại vừa lãng phí.
+ Chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc kiểm định sơn chống cháy cho kết cấu chịu lực – gây cản trở khó khăn nghiệm thu pccc cho nhà xưởng.
Tùy thuộc vào quy mô, mức đầu tư của nhà máy, nhu cầu sử dụng, công năng của nhà xưởng, nhà đầu tư có thể lựa chọn một mô hình nhà xưởng 2 tầng phù hợp để triển khai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dự án của chúng tôi

Các dự án thiết kế và thi công nhà xưởng được Chiko thực hiện
0984 703 687
chat-active-icon